gãy một răng cửa điều này gây cản trở cho “chủ nhân” trong cuộc sống, ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Nếu để tình trạng mất răng cửa lâu ngày không khắc phục sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được.
1. Những trường hợp mất răng cửa
Việc mất răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do va đập mạnh, do chấn thương hoặc do lung lay răng. Với mỗi kiểu mất răng khác nhau sẽ có cách để tái tạo lại răng khác nhau. Do răng cửa là vị trí thường bị va chạm, tai nạn nên dễ bị gãy, mất răng cửa. Thường sẽ có các trường hợp mất răng cửa sau đây:
Trường hợp mắt 2 răng cửa
– Mất 1 răng cửa
– Mất 2 răng cửa liền nhau hoặc không liền nhau
– Mất 3 chiếc răng cửa
– Mất 4 răng cửa
– Mất nguyên răng nhưng vẫn còn chân răng
Vị trí răng cửa mang vẻ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, nên việc mất răng cửa cần được phục hình càng sớm càng tốt để bạn không gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như tự ti khi giao tiếp.
2. Nguyên nhân mất răng cửa phổ biến
Điểm qua về nguyên nhân gây mất răng cửa có rất nhiều, nhưng 3 nguyên nhân dưới đây gây ra tình trạng mất răng cửa thường gặp nhất.
– Do va chạm: Răng có thể bị tổn thương do tai nạn giao thông (chiếm 60 – 70%); do bị ngã, va đập, bị đánh vào vùng hàm mặt; hoặc có thể do tai nạn lao động. Tất cả những trường hợp lực tác động mạnh vào vùng hàm mặt đều có thể gây ra tình trạng mất răng cửa.
– Do nền răng yếu: Nền răng yếu cho dù răng cửa không bị va đập mạnh thì chỉ cần 1 tổn thương nhỏ, do ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, bị chảy máu chân răng,.. cũng có thể bị lung lay và mất răng.
– Do vệ sinh răng miệng chưa đúng: Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công men răng, phá vỡ cấu trúc men răng bảo vệ bên ngoài, gây ra những mảng bám và cao răng. Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến hiện tượng viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, đặc biệt là có thể mất răng cửa.
Để có cách chữa mất răng cửa hiệu quả, bạn cần xác định răng cửa bị mất do nguyên nhân nào thì mới có cách tái tạo hoàn hảo nhất.
3. Cách xử lý mất răng cửa cụ thể nhất cho từng trường hợp
Hiện tại có 2 cách để trồng lại răng cửa là làm cầu răng sứ và trồng răng implant. Mỗi cách sẽ có đối tượng và phù hợp với từng trường hợp, vị trí mất răng khác nhau. Có thể phục hình bằng phương pháp tách biệt, tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể sử dụng kết hợp 2 cách để giảm chi phí. Dưới đây là cách xử lý phù hợp với từng trường hợp mất răng cửa cụ thể thường gặp nhất.
– Trường hợp 1: Nếu mất 1 răng cửa: Tốt nhất nên trồng răng implant. Không nên làm cầu răng vì làm cầu răng đòi hỏi 2 răng bên cạnh phải khỏe mạnh để mài cùi răng làm trụ đỡ cho cầu răng. Như vậy, sẽ xâm lấn tới răng thật, về lâu dài có thể gây ra tình trạng ê buốt và không hạn chế được tình trạng tiêu hõm xương hàm tại vị trí răng cửa bị gãy.
– Trường hợp 2: Nếu mất 2 răng cửa không kề nhau: cũng nên lựa chọn trồng răng implant, không nên làm cầu răng vì phải mài từ 4 răng thật bên cạnh để làm cầu nối. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới men răng – lớp bảo vệ ngà răng và tủy răng bên ngoài. Không kể tới việc, làm cầu răng sứ phải có từ 5 – 7 răng sứ mới trồng răng, khi đó, chi phí sẽ khá cao. Vì vậy, trong trường hợp mất 2 răng cửa nếu không thể lắp 2 trụ răng implant, bạn có thể chỉ đặt lắp 1 trụ chân răng implant kết hợp với làm cầu răng 3 răng sứ để hạn chế tối đa xâm lấn răng sinh lý.
– Trường hợp 3: Nếu mất 2 răng cửa liền nhau: Nên lựa chọn trồng răng implant là tốt nhất. Bạn chỉ cần đặt 2 trụ chân răng, không xâm lấn tới răng thật kế bên và về lâu dài, hạn chế được tình trạng tiêu hõm xương hàm, ngăn chặn được những sai lệch khớp cắn khi xương hàm bị tiêu.
– Trường hợp 4: Nếu mất 3 răng cửa không liền nhau: nên đặt 3 trụ chân răng implant để đảm bảo được hiệu quả và chi phí phù hợp
– Trường hợp 5: Nếu mất 3 răng cửa liền nhau, giải pháp tối ưu là đặt trụ implant kết hợp làm cầu răng 3 răng sứ.
– Trường hợp 6: Nếu mất 4 răng liền kề nhau: Nên đặt 2 trụ implant + làm cầu 4 răng sứ để tiết kiệm chi phí.
– Trường hợp 7: Nếu gãy răng cửa hoàn toàn mà còn chân răng thì tốt nhất nên nhổ răng và phục hình bằng cấy ghép răng implant.
Như vậy, muốn xử lý được tình trạng mất răng cửa nhanh chóng kịp thời, cần phải xác định rõ ràng tình trạng gãy răng cụ thể như thế nào mới có hướng điều trị hiệu quả, không tốn nhiều thời gian và chi phí.
– Trường hợp 1: Nếu mất 1 răng cửa: Tốt nhất nên trồng răng implant. Không nên làm cầu răng vì làm cầu răng đòi hỏi 2 răng bên cạnh phải khỏe mạnh để mài cùi răng làm trụ đỡ cho cầu răng. Như vậy, sẽ xâm lấn tới răng thật, về lâu dài có thể gây ra tình trạng ê buốt và không hạn chế được tình trạng tiêu hõm xương hàm tại vị trí răng cửa bị gãy.
4. Quy trình cấy ghép răng implant phục hình mất răng cửa
Để đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho bệnh nhân, quy trình cấy ghép răng implant phục hình mất răng cửacần đảm bảo thực hiện đúng, chuẩn các bước sau:
Bước 1. Thăm khám và chụp X-quang để kiểm tra
Bệnh nhân sẽ được bác sỹ thăm khám tổng quát răng miệng và tiến hành chụp phim để xác định mật độ xương và các điều kiện khác trước khi thực hiện. Đồng thời, bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng mất răng cửa.
Bước 2. Vệ sinh răng miệng
Bệnh nhân sẽ được làm sạch răng, khoang miệng để đảm bảo môi trường cấy ghép an toàn, sạch khuẩn.
Bước 3. Gây tê và tiến hành cấy ghép implant
Để giảm đau nhức và thoải mái cho bệnh nhân trong khi thực hiện, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ hoặc gây mê nhẹ trong trường hợp thực hiện cấy ghép nhiều răng 1 lúc. Sau đó, bác sỹ sẽ sử dụng khoan chuyên dụng để khoan vào xương hàm để đặt trụ implant vào theo đúng tỉ lệ, kích thước đã lên kế hoạch cấy ghép. Bác sỹ sẽ cầm máu và khâu lại vết thương.
Bước 4. Gắn mão răng sứ
Sau khi trụ implant và xương hàm tích hợp thành khối thống nhất, bác sỹ sẽ tiến hành gắn đặt mão răng sứ và khớp nối để phục hình cho răng cửa đã mất để hoàn tất điều trị.
Bước 1. Thăm khám và chụp X-quang để kiểm tra
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét