Hiển thị các bài đăng có nhãn chua-rang-ho. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao nên ghép xương răng?

Xương răng là một trong những thành phần nằm trong cấu trúc xương – răng. Dẫu cứng chắc nhưng xương răng không phải là thành phần bền vững. Nó có thể có những biến đổi theo chiều hướng xấu là tiêu hõm đi. Nhưng sự tiêu hõm này có tác hại như thế nào, vì sao nên ghép xương răng?



Ghép xương là chỉ định được áp dụng cho các trường hợp bị tiêu xương hàm. Để tiến hành ghép xương cần đến bác sỹ giỏi, có năng lực phẫu thuật giỏi và am hiểu sâu về cấu trúc giải phẫu hàm mặt.
Lý do vì sao nên ghép xương răng? 



Nếu bệnh nhân đã bị tiêu xương thì ghép xương là cần thiết để bổ sung lại phần xương hàm bị tiêu hõm. Việc ghép xương hay không là do bệnh nhân quyết định trong điều kiện bình thường. Bởi vì tiêu xương không gây đau đớn. Nhưng nếu muốn trồng lại răng thì bạn không thể không ghép xương.

Những lợi ích của việc ghép xương sau đây sẽ cho bạn biết lý do vì sao nên ghép xương răng khi trồng răng:

– Ghép xương răng để tái tạo lại thể tích, mật độ, chiều cao và chất lượng của xương hàm. Khi xương hàm được khôi phục lại đầy đủ mới có thể đáp ứng được yêu cầu tốt nhất cho việc trồng răng, đặc biệt là cấy ghép răng Implant. Bởi cấy răng cần phải đặt trụ chân răng vào trong xương hàm. Khi đó, xương hàm đòi hỏi phải có chất lượng tốt mới đảm bảo giữ cho trụ răng ổn định và rắn chắc trong xương.

– Sau ghép xương răng, khuôn mặt cũng sẽ có sự thay đổi, đầy đặn và trẻ trung hơn. Nhưng người bị mất răng lâu năm thường giả trước tuổi chính là bởi xương hàm bị tiêu hõm quá nhiều. Sự tiêu hõm này sẽ nặng dần theo thời gian.

– Ghép xương răng giúp ngăn chặn sự biến dạng của xương hàm, tạo nên sự cân đối về vòm và tương quan giữa 2 khung hàm trên – dưới.

Trường hợp của bạn sau khi thăm khám bác sỹ chỉ định ghép xương thì nhiều khả năng là bởi bạn đã bị tiêu xương hàm mà nguyên nhân chính là do mất răng lâu năm. Khi đó, nếu không ghép xương thì sẽ không trồng răng thẩm mỹ bền chắc được. Nếu trồng được thì răng cũng sẽ yếu, không ăn nhai tốt như mong đợi. Nghiêm trọng nhất là cấy răng Implant có thể bị đào thải sớm.

Bởi vì phẫu thuật ghép xương không hề đơn giản và lại tốn kém, cần bác sỹ đặc biệt giỏi nên nếu như không cần thiết thì bác sỹ sẽ không chỉ định thực hiện cho bạn.

Nếu vẫn chưa thật sự yên tâm hoặc là bạn chỉ mới mất răng mà đã được chỉ định ghép xương thì thận trọng như vậy vẫn rất cần thiết. Để chắc chắn hơn, bạn có thể thu xếp thăm khám lại ở một nha khoa uy tín hơn, có bac sỹ giỏi để được kiểm tra kỹ hơn và tư vấn cụ thể nhất cho bạn vì sao nên ghép xương răng nhé! Chúc bạn sớm trồng lại răng thành công và đảm bảo nhất.

Các phương pháp chỉnh hàm lệch

Phẫu thuật chỉnh lệch xương hàm dưới đang trở thành một trong những phẫu thuật được ưa chuộng nhất hiện nay. Chỉ sau 1 lần phẫu thuật duy nhất, bạn có thể nói tạm biệt với phương pháp niềng răng tốn thời gian, đau đớn mà hoàn toàn không mấy hiệu quả với hô, móm do hàm.


Đôi khi hàm lệch cũng có thể niềng răng để chỉnh được nếu đó là lệch do sự mọc răng gây ra mà tỷ lệ xương hàm trên dưới hoàn toàn bình thường.


Tuy nhiên, nếu hàm lệch do sự phát triển mất cân đối hoặc bất thường của xương hàm thì niềng răng không thể điều trị hiệu quả được. Bởi niềng răng chỉ tác động đến răng mà không tác động điều chỉnh xương hàm được.

Giải pháp phẫu thuật chỉnh lệch xương hàm dưới sẽ giúp bạn khắc phục khuyết điểm này chỉ với duy nhất 1 lần điều trị. Phương pháp điều trị này giúp khắc phục những khuyết điểm mà niềng răng chỉnh nha không làm được. Giúp bạn khắc phục được hoàn toàn tình trạng lệch khớp hàm ban đầu, đem đến vẻ đẹp khuôn hàm như mong đợi.

Đối với lệch xương hàm vừa do răng vừa do hàm, có thể bạn sẽ phối hợp cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật thẩm mỹ để đạt hiệu quả tối ưu.

Mách bạn 3 cách cười không hở lợi giúp duyên dáng khi giao tiếp

Cười hở lợi sẽ khiến bạn mất tự tin, làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Nụ cười hở lợi là tình trạng lợi bị lộ ra nhiều hơn bình thường và khoảng cách răng và lợi không tương xứng. Do đó, cách cười không hở lợi là làm sao để khi cười giảm thiểu tối đa nhất tình trạng lợi bị lộ ra.


Một số cách cười không hở lợi mà bạn có thể áp dụng trong khi giao tiếp:


– Cười mỉm: Khi cười khóe miệng giãn ra nhưng hai môi không mở hoặc hơi mở. Cách cười không hở lợi này không chỉ phù hợp khi bạn giao tiếp, trò chuyện hoặc bày tỏ cảm xúc với người đối diện, không chỉ đem lại thiện cảm, duyên dáng mà còn thẩm mỹ.

– Cười thư giãn một cách tự nhiên: Bạn có thể tập cười cách cười không hở lợi này bằng cách nhoẻn miệng cười vừa phải, mở miệng để tạo khoảng cách giữa hai hàm một cách tự nhiên. Phần cơ miệng được thả lỏng thoải mái theo chiều đứng, khi đó nụ cười trở nên tự nhiên mà vẫn che được khuyết điểm.

– Không nên cười quá lớn: Khi bạn cười quá lớn, cơ miệng và mội sẽ giãn mạnh và gây hở lợi. Do vậy, trong lúc vui vẻ, đạt tới sự phấn khích rất khó để bạn kiểm soát và có cách cười không hở lợi.

Thế nhưng, cười lại là trạng thái cảm xúc của con người để diễn tra vui buồn khác nhau trong cuộc sống, khi giao tiếp. Do đó, mẹo cười không hở lợi bằng việc điều tiết cảm xúc như trên là khá khó.

Thế nhưng, cười lại là trạng thái cảm xúc của con người để diễn tra vui buồn khác nhau trong cuộc sống, khi giao tiếp. Do đó, mẹo cười không hở lợi bằng việc điều tiết cảm xúc như trên là khá khó.

Cách khắc phục cười hở lợi triệt để nhất đó là thực hiện điều trị chữa cười hở lợi bằng kỹ thuật nha khoa:

Chữa cười hở lợi không cần phẫu thuật áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do môi hoặc răng. Với môi, bác sỹ sẽ làm giảm cường lực cơ môi trên bằng cách tiêm một hoạt chất để môi không còn co kéo mạnh nữa, không còn bị hở lợi khi cười. Còn đối với răng chìa ra trước, gây hở lợi khi cười thì có thể áp dụng niềng răng để nắn chỉnh răng hết hở lợi.

Để có cách cười không hở lợi với trường hợp do xương hàm, thì phẫu thuật cười hở lợi là giải pháp khắc phục triệt để nhất. Khi đó, bác sỹ sẽ phẫu thuật để mài bớt xương ổ răng, làm ổ răng mỏng hơn và không còn hở lợi khi cười nữa. Một số trường hợp nặng, bác sỹ sẽ thực hiện cắt bớt xương hàm để rút ngắn khoảng cách, hở lợi khi cười cũng sẽ được khắc phục.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Răng nhiễm sắc tố vàng, nâu hay đen và cách chữa trị.

Do màu của răng xuất phát từ ngà bên trong nên muốn thay đổi màu răng, tẩy trắng răng rất khó vì thuốc hay hóa chất phải ngấm qua lớp men mới vào đuợc lớp ngà. Nếu có làm trắng được răng thì theo thời gian màu răng cũng sẽ vàng trở lại như cũ


Màu răng bình thường là do di truyền, anh em thường co màu răng giống nhau do sắc tố có di truyền từ cha mẹ, giống như màu tóc màu da. Người da trắng và da vàng có màu răng vàng sậm (dark yellow) hơn người da đen , dân da đen thường có màu răng trắng sáng hơn (light yellow). Màu của răng cũng là màu của ngà, vì men răng chỉ có màu màu xám và trong.



* Các nguyên nhân làm răng bị vàng hay nâu sậm:

- Do bẫm sinh:răng có màu vàng sậm từ nhỏ, răng bị khuyết men, ngà răng lộ ra có màu vàng sậm

- Do nhiễm sắc tố từ bên trong: thuốc kháng sinh tetracycline, lúc đứa bé còn nhỏ (6-9 tuổi) và đang trong thời kỳ răng vĩnh viễn mọc , sắc tố màu vàng nâu của thuốc sẽ ngấm vào xương và ngà răng làm cho răng bị vàng và ngả sang màu nâu đen vĩnh viễn. Xương toàn thân của bé cũng bị nhiễm sắc tố vàng nhưng xương bên trong không thấy được chỉ có ngà răng bị vàng là lộ ra

- Răng nhiễm màu vàng từ bên ngoài: màu vàng đen do khói thuốc lá, trà và cà phê.Màu vàng do nước uống là nước giếng có nhiều phèn là oxýt sắt và oxýt nhôm

- Răng chết tủy lâu ngày có màu nâu sậm hoặc đen, do máu đọng lại trong ống ngà, hồng cầu có chất sắt bị hủy và bị oxid hoá có màu nâu đen.

- Răng thiểu sản men bẩm sinh (Dentino imperfecta), không có lớp men che chở, ngà bên trong bị nhuộm vàng nâu, khuyết và sù sì

- Răng bị nhiễm fluor nặng , men răng cũng bị khuyết và có màu nâu

* Cách chữa trị: Khám răng định kỳ để cạo vôi răng và đánh bóng bằng bột nhám sẽ tẩy được những chất màu (stain) bám bên ngoài răng.

Đối với màu vàng có từ bên trong ngà răng, nếu bị nhiễm nhẹ có thể tẩy trắng răng bằng gel peroxide (H2O2). Nhưng nếu nhiễm nặng chỉ có thể trám đấp mặt thẩm mỹ bằng composite quang trùng hợp, nhưng trám thẩm mỹ chỉ là phương pháp chữa cháy. Trám đấp thẩm mỹ sẽ làm mặt răng cửa bị dầy lên và màu sắc có trắng hơn nhưng vẫn không có màu tự nhiên vì có màu đục và xám.


Làm mão răng sứ chụp lại là biện pháp tốt nhất để có được màu sắc đẹp và tự nhiên như răng thật. Làm răng sứ tốn kém hơn phương pháp trám đấp mặt, nhưng đây là cách tối ưu để có dược màu răng đẹp và vĩnh viễn.

Được tạo bởi Blogger.