Đã tìm ra cách trị hôi miệng triệt để

Hôi miệng chính là rào cản lớn nhất khi giao tiếp, đây củng chính là dấu hiệu cảnh báo việc chăm sóc răng miệng đang ở mức báo động. Bài viết sau đây sẽ phân tích kỹ về bệnh hôi miệng, từ đó tìm ra cách trị hôi miệng triệt để nhất cho bạn.

1. Hôi miệng là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?
Trước hết, để xác định được làm sao để chữa hôi miệng hiệu quả, ta cần phải biết rõ chính xác hôi miệng là gì và nguyên nhân xuất phát từ đâu.

Mùi hôi có ở miệng là do các hóa chất bay hơi thuộc loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide,… phát tiết. Đây không chỉ là lý giải chính xác nhất cho vấn đề hôi miệng là bệnh gì mà còn là cơ sở để xác định chính xác nên chữa hôi miệng bằng cách nào là tốt nhất.

Bởi vì các hợp chất bay hơi kể trên phát sinh là do sự phân hủy protein của các sinh vật như vi khuẩn trong miệng. Vì thể nếu vệ sinh răng miệng kém khiến cho mảng bám thức ăn lâu ngày không được làm sạch dần hình thành nên cao răng tồn tại trên thân răng, quanh cổ răng và dưới nướu. Đây cũng chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hàng loat các bệnh lý răng miệng biểu tình như viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm nướu, dẫn tới tình trạng hôi miệng kéo dài.
Bên cạnh đó, hôi miệng cũng có khi xuất phát từ tình trạng khô miệng do sử dụng một số thuốc đặc trị, bất thường của cơ thể và do giảm tiết nước bọt khi ngủ, ăn một loại thức ăn nào đó như hành, tỏi hay hút thuốc và uống rượu

làm sao để hết hôi miệng
Tìm được cách trị hôi miệng triệt để giúp loại bỏ mọi rào cản về giao tiếp

Đôi khi tình trạng hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý toàn thân như ung thư, đái tháo đường, bất thường về gan và thận mà bạn không thể coi thường.

Dựa trên những nguyên nhân cụ thể này, chúng ta mới có thể biết trị hôi miệng như thế nào cho thực sự hiệu quả.

2. Cách trị hôi miệng triệt để nhất?

Bỗng dưng hôi miệng phải làm sao ? Đã bao giờ bạn tự hỏi : làm sao để chữa hôi miệng hiệu quả . Tôi chắc chắn là có đúng không ? Có nhiều giải pháp cho vấn đề làm thế nào để hết hôi miệng, có thể tiết kiệm chi phí, có thể khá tốn kém, hoặc là tốn ít thời gian, hoặc phải chữa trị lâu dài,… Những điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và giải pháp áp dụng có phù hợp hay không.

Chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian là cách trị hôi miệng khá đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm. Tinh dầu cây chè hoặc dùng nước trà xanh súc miệng có thể giúp làm sạch những mảng bám trên răng và lưỡi.

Ngoài ra, baking soda cũng có lịch sử lâu dài được sử dụng để duy trì sức khỏe răng miệng tốt và để chống hôi miệng. Bạn có thể kết hợp baking soda với nước cốt chanh để làm sạch mảng bám trên răng hoặc dùng hỗn hợp baking soda và kem đánh răng để loại bỏ cao răng – yếu tố chính gây nên tình trạng hôi miệng.

3. Cách chăm sóc răng miệng để phòng và trị hôi miệng triệt để

Chăm sóc răng miệng cũng có ý nghĩa quyết định tới việc cải thiện tình trạng hôi miệng. Sử dụng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng cả 4 mặt răng theo chiều chếch 45 độ. Khi bạn đang đánh răng hãy nhớ chải lưỡi bởi lưỡi được che phủ bằng hàng ngàn sợi lông nhỏ vì thế nó có thể bắt dính vi khuẩn lại trong đó. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ những mảng bám trên thân răng và kẽ răng còn sót lại.

Nếu miệng bạn khô thì hãy uống nhiều nước. Nên bổ sung rau quả, đặc biệt là các loại rau quả giòn như cần tây và cà rốt sẽ giúp ngăn ngừa các mảng bám hình thành, giúp trung hóa các loại axit trong miệng, giúp cho hơi thở được thơm mát hơn. Song song với việc tăng cường các loại rau củ thì bạn nên tránh các loại thực phẩm có thể gây mùi hôi như hành tây và tỏi.
Tránh uống rượu và cafe vì có thể làm bạn khô miệng. Hút thuốc cũng nên hạn chế bởi trong thuốc lá có nicotin gây vàng răng và hình thành mảng bám trên lưỡi, răng và gây ức chế tuyến nước bọt và gây khô miệng. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo ho không đường để kích thích tuyến nước bọt, tránh tình trạng khô miệng dẫn đến hôi miệng.

Với nguyên nhân hôi miệng do các bệnh lý toàn thân thì cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sỹ chuyên khoa cùng với các xét nghiệm cụ thể mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị tốt nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.