Vì sao phải hàn răng khi răng bị sâu không?

Bạn có biết vì sao phải hàn răng khi răng bị sâu không? Hàn răng thẩm mỹ là cách phục hình hoàn hảo cho những chiếc răng sâu, đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường cũng như vẻ thẩm  mỹ cho hàm răng.



Tại sao phải hàn răng khi răng bị sâu?

Khi nào nên hàn răng và tại sao phải hàn răng? Trước tiên việc hàn trám để điều trị răng sâu là điều cần thiết và chắc chắn phải thực hiện. Đây là cách chữa sâu răng hiệu quả và được áp dụng hầu hết trong các trường hợp răng bị vi khuẩn tấn công tạo nên các lỗ sâu. Khi một lỗ hổng xuất hiện trên răng (bề mặt nhai hay thân răng…) có nghĩa là các tác nhân vi khuẩn sinh dưỡng hidratcarbon phản ứng với axit gây xói mòn cấu trúc men răng. Hàn răng sâu tức là cách trám bít vật liệu nha khoa vào phần răng bị sâu sau khi đã nạo sạch vết sâu để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào gây sâu răng trở lại, đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường.

Răng bị sâu nếu không được hàn trám kịp thời có thể dẫn tới tình trạng vi khuẩn tấn công vào tủy khiến tủy bị viêm. Một khi tủy bị viêm thì chắc chắn răng sâu phải lấy tủy hoặc trong tình trạng xấu nhất có thể nhổ bỏ răng. Và cho dù có lấy tủy để tránh những cơn đau buốt thì răng cũng sẽ không còn độ cứng như trước, rất dễ bị giòn vỡ nếu chịu tác động của lực nhai mạnh.
Một lý do nữa cần thiết phải hàn trám chính là để đảm bảo ăn tính thẩm mỹ cho hàm răng. Thông thường răng sâu chủ yếu ở răng hàm và vật liệu chính dùng để hàn trám là amalgam. Nhưng đối với các trường hợp răng sâu ở phần răng cửa thì việc hàn trám lại vô cùng cần thiết để không chỉ đảm bảo ăn nhai bình thường, hạn chế vết sâu phát triển mà còn mang tính thẩm mỹ. Vật liệu hàn trám răng cửa được chỉ định là composite, đây là chất liệu có màu sắc tự nhiên như răng thật, khi hàn trám đảm bảo không bị lộ khi giao tiếp. Tuy nhiên, trám bít với composite thường gặp phải vấn đề về độ bám dính không cao, sau một thời gian ăn nhai có thể bị bong bật, khi đó bạn cần đến gặp nha sỹ để tháo miếng trám và thao tác trám lại từ đầu. Đó là một lưu ý khi hàn răng bằng composite bạn cần quan tâm.
Hàn trám đối với răng hàm thường sử dụng chất liệu amalgam – hỗn hợp pha trộn giữa thủy ngân (45-50%) và các mạt kim loại như bạc, thiếc đồng. Sau khi trám có màu xám kim loại nha sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và trám một lớp bảo vệ lên trên. Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.
Quy trình hàn răng sâu được tiến hành như thế nào?
Hàn răng sẽ tiến hành đầu tiến với việc loại bỏ hết phần mô ngà bị nhiễm vi khuẩn gây sâu răng. Đây là thao tác cần thiết để làm sạch vết sâu, tránh tình trạng mầm mống vi khuẩn còn ủ trong răng sau khi trám gây đau nhức cũng như lan xuống tủy gây viêm tủy. Sau khi mô răng bệnh được nạo sạch, bề mặt khoang sâu trên răng tiếp tục được làm sạch bằng dung dịch axit etchant giúp hòa tan bề mặt khoáng chất tại khoang sâu để sẵn sàng cho việc đưa dung dịch trám vào lỗ sâu. Khi dung dịch lỏng amangam hoặc composite được đưa vào sẽ dần dần đông đặc lại dưới tác dụng ánh sáng, thông thường là Halogen hoặc Laser, giúp kết dính với lớp ngà răng thật. Phần chất liệu trám được tạo hình chuẩn khít với khớp cắn, phục hình lại răng gần như nguyên vẹn. Thao tác hàn trám răng đạt chất lượng cao, vết trám khít bền chắc cũng như không gây nên ê nhức sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề chuyên môn của nha sỹ.

Hàn răng sâu có bền không?

Thông thường, hàn trám răng có thể duy trì được khoảng 3-5 năm. Do sự tác động của lực nhai cũng như kích thích bởi nhiệt độ, miếng trám có thể bị bong bật ra. Khi đó, bạn cần tìm đến nha sỹ để hàn trám lại, tránh trường hợp vết sâu phát triển trở lại hoặc có thể gây nên tình trạng viêm tủy.
Công nghệ mới giúp đảm bảo quá trình hàn trám bền chắc bởi hạn chế đến tối đa sự long chân bám hoặc xoang trám thấm nước, làm tăng sự kết dính giữa bề mặt trám và chất liệu trám. Laser Tech cũng hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn đến răng, do đó không làm tổn hại men răng cũng như không gây ê buốt trong và sau khi điều trị

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.