Trong quy trình cấy ghép Implant, bệnh nhân sẽ được gây tê, để không có cảm giác đau. Tuy nhiên, trong thuốc tê có chất co mạch. Chất này sẽ khiến co mạch, làm máu khó lưu thông, huyết áp tăng, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Vì vậy, đối với trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp, để cấy ghép Implant hay thậm chí thực hiện các điều trị nha khoa khác mà cần thuốc gây tê, thì bắt buộc phải sử dụng thuốc gây tê không có chất co mạch để tiêm cho bệnh nhân.
Về phía bệnh nhân
- Bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải cho bác sĩ biết rõ về tình trạng bệnh của mình.
- Chuẩn bị tâm lý thật tốt, tránh căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng đến ca phẫu thuật.
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ổn định huyết áp.
Về phía bác sĩ
- Tuân thủ đúng quy trình điều trị, khám, hỏi kỹ bệnh tiền sử của bệnh nhân, nhằm kiểm soát và đưa ra phương án điều trị hợp lý.
- Tư vấn cặn kẽ để bệnh nhân an tâm, không bị áp lực tâm lý, gây căng thẳng, dẫn đến tăng huyết áp.
- Sử dụng thuốc gây tê không có chất co mạch, ngay cả trong trường hợp bệnh nhân đã chữa và kiểm soát ổn định bệnh cao huyết áp.
- Thao tác cấy chuẩn xác, khéo léo để tránh gây cảm giác khó chịu, đau cho bệnh nhân.
Như vậy bệnh nhân cao huyết áp vẫn có thể phục hình bằng cấy Implant, nếu như được thực hiện bởi một trung tâm nha khoa uy tín, luôn tuân thủ quy trình khám và điều trị. Thành lập từ năm 2004, tính đến nay Nha Khoa đã tiến hành cấy Implant cho hơn 8000 bệnh nhân mất răng. Trong đó, tình trạng bệnh nhân bị các bệnh cao huyết áp, tiểu đường khá nhiều.
Tại Nha Khoa trước khi tiến hành tất cả các ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được khám sức khỏe, chụp CT để kiểm tra sức khỏe tổng quát, điều này giúp bác sĩ biết chính xác tình hình bệnh răng miệng cũng như bệnh toàn thân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét