Có nhiều trường hợp trước khi cấy ghép implant phải ghép xương mới làm được. Vậy những trường hợp đó là gì? Và kỹ thuật đó như thế nào? Xem bài viết nhé!
Ghép xương trong Implant là gì và cần thực hiện trong trường hợp nào ?Ghép xương trong Implant là thủ thuật mà các các bác sĩ thực hiện cấy ghép, bổ sung xương vào vùng còn khuyết hổng, nhằm làm tăng thể tích xương, phục vụ cho việc làm răng implant nha khoa được tốt hơn. Ghép xương trong implant được chỉ định khi vùng xương chuẩn bị cấy ghép implant bị tiêu giảm. Các nguyên nhân khiến xương tiêu giảm phổ biến:
+ Do viêm nhiễm (thường là viêm nhiễm trước khi như viêm quanh răng, viêm quanh chóp, nang chân răng…)
+ Do nhổ răng, sau khi nhổ răng, luôn có hiện tượng tiêu xương. Sự tiêu xương diễn ra mạnh nhất trong khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên sau khi nhổ. Sau đó, nếu không được làm Implant thay thế thì sự tiêu xương sẽ tiếp tục diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn.
>>>làm răng giả ở đâu uy tín
Kỹ thuật ghép xương thông thường được thực hiện trước khi cấy ghép Implant, tuy nhiên, cũng có trường hợp thực hiện đồng thời hoặc bổ sung sau cấy ghép, miễn sao đảm bảo xương đủ độ chắc chắn để có thể nâng đỡ các implant. Hiện nay, có 3 loại xương thường được dùng để ghép xương trong Implant là: Xương nhân tạo, xương tự thân và xương đồng loại.
Ghép xương trong Implant sẽ giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu hàm răng đẹp, đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ.
Ghép xương trong Implant có cần thiết không?
Sự thành công của ca cấy ghép implant dựa trên 2 yếu tố chính là chất lượng xương hàm và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. Riêng về chất lượng xương hàm, trụ implant chỉ tích hợp và ổn định vững chắc nếu cấu trúc xương hàm đủ độ dày, chiều cao, độ cứng… Chính vì thế, khi xương hàm có mật độ thấp, không đủ độ dày, không đủ chiều cao thì ghép xương trong Implant là thủ thuật rất cần thiết, nó là bước đầu quyết định đến thành công của ca phẫu thuật cắm ghép implant.
>>>Rang bi gay mot nua
Ghép xương trong implant hỗ trợ xương hàm đủ chắc khỏe, ổn định để thực hiện cấy ghép và cho kết quả cấy ghép Implant cao. Thực tế đã chứng minh, nếu xương hàm không đảm bảo chất lượng nhưng lại không thực hiện ghép xương thì tỉ lệ thất bại của implant rất cao, thậm chí gây ra những biến chứng như: răng implant bị lỏng lẻo, nhiễm trùng vùng cấy ghép…
Nếu không thực hiện cấy ghép xương trong Implant đối với trường hợp xương hàm không đủ chất lượng thì nguy cơ thất bại của ca cấy ghép răng là rất cao.
Các kỹ thuật ghép xương trong Implant phổ biến
Hiện nay có 3 kỹ thuật ghép xương trong Implant, căn cứ vào tình trạng xương hàm của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn kỹ thuật mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
1. Ghép xương
Trong kỹ thuật này có thể dùng xương tự thân (xương cằm, xương góc hàm) nhưng thường là dùng bột xương nhân tạo. Tùy tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể quyết định đặt trụ Implant và cấy xương ngay cùng một lúc hay phải đợi một thời gian khoảng 1 năm cho vùng ghép xương lành và ổn định rồi mới đặt trụ Implant.
2. Nâng xoang
Nếu xương hàm thấp và gần với nền xoang hàm thì bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành nâng xoang để tăng chiều cao của xương hàm rồi mới đặt Implant. Có 2 kỹ thuật nâng xoang được thực hiện để tăng chiều cao của xương là phương pháp mở và phương pháp đóng.
– Phương pháp mở
Là phương pháp mổ dọc theo đáy hành lang (ngách tiền đình) ở vùng răng tiền cối trên, tiến hành mở cửa sổ xương, sau đó bác sĩ sẽ nâng màng xoang hàm trên lên bằng dụng cụ chuyên biệt và đặt xương vào. Việc cấy ghép răng (Implant) có thể thực hiện sau 1 năm hoặc ngay lập tức từ trên đỉnh sóng hàm.
Mô phỏng kỹ thuật nâng xoang mở
– Phương pháp đóng
Là phương pháp nâng xoang hàm trên qua lỗ khoan để đặt Implant ngay trên đỉnh sóng hàm để đưa xương vào. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện gắn Implant vào vị trí lỗ khoan. Với phương pháp này, bạn chỉ mổ một lần là có thể vừa nâng xoang vừa cấy Implant, vấn đề chăm sóc hậu phẫu cũng khá dễ dàng.
Nâng xoang kín là kỹ thuật lấp đầy xoang bằng đường sống hàm
3. Cấy xương nâng xoang
Là một trong những thủ thuật khó khi cấy ghép xương trong Implant. Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một lần cho việc cấy xương và cấy Implant, vì vậy, sự tiêu xương xảy ra sau cấy ghép hầu như không đáng kể. Phương pháp này còn cho tính thẩm mỹ cao do sóng hàm giữ được form tròn đều, đặc biệt nướu bên trên không bị thâm hay sẫm màu.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét