Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thế nào là bị sâu răng và cách chữa trị

Sâu răng là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi,nhất là ở trẻ em nếu bạn không biết cách điều trị triệt để thì bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Hãy tham khảo những cách sau nhé!



Thế nào là bị sâu răng?

Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ


Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Kết quả hình ảnh cho sâu răng ở trẻ

Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị sâu răng như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Tại sao con người không thay răng liên tục?

Nghiên cứu mới tập trung xem xét sự phát triển răng cá hoá thạch – không thay đổi suốt quá trình tiến hóa – cho thấy rằng sau khi mọc răng đầu tiên, chương trình sửa đổi – thay răng vẫn được tiếp diễn để tạo thành một ‘mỏ’ đặc biệt và khác thường giống như mỏ chim vẹt.


>>Cách nhổ răng sữa
>>Bệnh nghiến răng ở trẻ em khi ngủ

Có một số loài – như loài cá nóc có thể sửa đổi – thay răng liên tục để sinh tồn. Tại sao con người lại không làm được như vậy. Nghiên cứu mới về cá nóc có thể dẫn đến những tiến bộ trong phương pháp điều trị nha khoa.



Nghiên cứu – đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã phân tích sự phát triển của ‘mỏ’ cá – cũng làm sáng tỏ quan điểm cho rằng sự tiến hóa không tạo ra bước nhảy, vết cắn đặc trưng của nó đã được thay đổi từ bộ gen chịu trách nhiệm cho sự phát triển răng và được bảo tồn hơn 400 triệu năm.

Tiến sĩ Gareth Fraser – Bộ môn Khoa học Động vật và Thực vật – Đại học Sheffield – người đứng đầu dự án, cho biết: ‘Nó vượt xa loài cá và thậm chí mới lạ về hình thái, chúng ta có thể sử dụng ‘mỏ’ cá nóc như là một mô hình cho hệ thống thay thế răng đơn giản – gồm bốn lần liên tục thay răng tạo nên cấu trúc ‘mỏ’. Đó là mối quan tâm lớn cho khoa học để hiểu được quá trình thay răng, để hiểu các gen chi phối việc liên tục cung cấp răng và cơ chế bảo trì tế bào gốc.

‘Con người chỉ thay răng của họ một lần, loài cá, đặc biệt là các nóc, có thể được xem như là một mô hình mới để giúp chúng ta trả lời các câu hỏi làm thế nào chương trình thay răng liên tục được duy trì trong suốt cuộc đời? Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao con người đã mất tiềm năng thay thế này, và hơn nữa, làm thế nào chúng ta có thể sử dụng kiến thức cơ sở di truyền thay răng ở cá để cải tiến trong phương pháp điều trị nha khoa. ‘

Cá nóc là loại cá nhiều xương, nó cực kỳ đa dạng và chiếm gần một nửa trong tất cả các loài động vật có xương sống. Nhóm này sử dụng một quá trình bảo tồn rất cao để tạo thành một hàm giống như ‘mỏ’ đặt biệt – cái tạo thành răng trong tất cả các loài động vật có xương sống – trong hàng triệu năm.

Các nghiên cứu liệt kê sự phát triển răng trong suốt đời sống sinh trưởng của cá nóc, từ sản phẩm răng ban đầu đến sự hình thành ‘mỏ’ đặc biệt của nó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cấu trúc kỳ lạ không xuất hiện từ đầu trong quá trình phát triển phôi thai như động vật có xương sống hoàn chỉnh, mà là bắt nguồn từ sự phát triển sửa đổi của răng thay thế sau khi hình thành bộ răng ban đầu, xuất hiện như ‘răng cá bình thường’.

Tại sao con người không thay răng liên tục

Tiến sĩ Fraser nói thêm: ‘Các cấu trúc ‘mỏ’ được hình từ nhiều lớp của ngà răng, xếp chồng lên nhau, mỗi lớp đại diện cho một chiếc răng thay thế mới và có thể có hơn bảy lớp riêng biệt tạo thành ‘mỏ’, với lớp mới tiếp tục được hình thành để thay thế những hư hỏng do ăn uống gây ra.

‘Chỉ sau khi bắt đầu chương trình thay thế răng chỉ bốn trong số những chiếc răng đầu tiên thế hệ mới và kỳ quái giống cấu trúc ‘mỏ’ này xuất hiện. Đây là một ví dụ về sự sao chép lại đặc điểm kỹ thuật của bộ công cụ di truyền phát triển răng hướng tới nhiều khả năng thay thế và đặc trưng bộ răng.

Mẹo giảm đau cho trẻ khi mọc răng

Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan. Để con bớt quấy khóc, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé!



1. Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau.

2. Cho bé ngậm núm ti lạnh:

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé "muốn làm gì thì làm" với núm ti giả đó.

3. Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé.



4. Ướp lạnh khăn

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái "gặm" giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.

5. Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

6. Cho bé "mượn" ngón tay của mẹ

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát-xa lợi cho con. Làm như vậy có thể khiến con đau của bé giảm đi rất nhiều.

7. Bé rất thích cằm của mẹ đấy

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng lúc bé chuẩn bị mọc răng, mẹ nên giữ cho mặt mình luôn luôn sạch sẽ vì bé sẽ rất thích "gặm" cằm của mẹ đấy.

Nếu mẹ đã "bất lực" vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.

Những chú ý khi niềng răng cho trẻ

Niềng răng cho trẻ em là một vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nếu như tình trạng răng lệch lạc ở trẻ không được chỉnh sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tình trạng sức khỏe răng miệng sau này. Vậy niềng răng cho trẻ em khi nào là thích hợp nhất ?



Khi các răng mọc sai lệch dẫn đến tình trạng sai khớp cắn, làm cho việc nhai cắn thức ăn trở nên khó khăn hơn, thức ăn không được nghiền nát tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, việc hấp thu chất dinh dưỡng và lâu dài gây nên tình trạng chán ăn cho trẻ.


Những chiếc răng mọc lộn xộn, che lấp, chồng lên nhau sẽ tạo ra những khe chen giữa các răng, thức ăn dễ bị mắc kẹt ở những vị trí này và việc vệ sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành gây nên các bệnh răng miệng.

Các chuyên gia nha khoa thế giới khuyên nên chỉnh nha niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt, khoảng 6 -7 tuổi là trẻ có thể áp dụng niềng răng nếu nhận thấy những sự sai lệch về khớp cắn. Bởi, lúc này xương hàm đang phát triển, còn mềm nên dễ chỉnh đốn và tác động hiệu quả cao. Niềng răng sớm cho trẻ sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị và hiệu quả đem lại cũng khả quan hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp dù trẻ đã 7 tuổi nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc đủ số lượng cần thiết thì vẫn chưa thể thực hiện niềng răng được. Nếu niềng răng lúc này thì khi những chiếc răng cố định mọc lên mà không tuân theo nhưng khoảng trống của các răng sữa thì các răng vẫn có sự xô lệch, sai trật tự.

Bên cạnh đó, nếu trẻ chưa đến 6 tuổi nhưng hệ răng lại phát triển sớm và tương đối ổn định thì vẫn có thể thực hiện niềng răng.

Chỉ định niềng răng chỉ có thể được sau khi bác sĩ đã tiến hành thăm khám cẩn thận cung hàm của trẻ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Bọc răng sứ cho răng mòn mặt nhai

Răng bị mòn men có nên bọc sứ không? Đây là vấn đề mà những nhà thẩm mỹ răng đương đại cần có câu trả lời phù hợp khi mà các dòng sản phẩm toàn sứ lần lượt xuất hiện


>>Nhổ răng cho trẻ tại nhà
>>Nhổ răng sữa khi nào

Răng bị mòn men là vấn đề rất nhiều người gặp phải, đặc biệt khi đã nhiều tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng tiêu hóa, ăn nhai,và tính thẩm mỹ. Nhiều người mòn men nặng phải ăn cháo thay cơm, không thể sử dụng đồ ăn cứng hay dẻo, suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Khắc phục tình trạng này, bọc răng sứ là sự lựa chọn lý tưởng.



Sứ là sản phẩm của công nghệ phục hình răng bằng răng sứ, với nhiều chất liệu, phổ biến hiện nay là dùng lõi Zirconia, vật liệu có độ bền siêu đẳng, giúp tái tạo hàm răng, phục hồi chức năng và cấu trúc răng hàm, bảo vệ nguyên vẹn tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn, rất thích hợp để phục hình răng bị mòn men, trả lại chức năng bình thường của răng.

Nếu ở dạng mòn men răng nhẹ, bạn chưa cần bọc răng sứ, mà chỉ cần sử dụng một số biện pháp thích hợp như trám răng, chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt, tránh thực phẩm chứa axit, dùng kem đánh răng chống ê buốt để tái khoáng cho mô răng, nhưng nếu răng bị mòn men đã chuyển sang giai đoạn thứ hai, tức là mòn men đã tiến sâu vào ngà răng, mặt nhai bị mòn đã không thể cứu vãn, ê buốt răng, đau răng, lợi sưng, nhiệt miệng rất khổ sở, bọc răng sứ là phương pháp duy nhất cứu vãn được tình trạng này.

Bọc răng sứ vốn là kỹ thuật sử dụng mão sứ để chụp lên thân răng, trùng khớp và ôm khít vào kình thể thân răng thật, tạo hình dáng chiếc răng như bình thường với kích cỡ hệt răng thật, bảo vệ răng mòn men, vừa giúp bạn có thể ăn nhai như bình thường, sử dụng như răng thật của bạn, vừa phục hình thẩm mỹ cho răng, vì răng sứ y hệt răng tự nhiên với màu sắc trắng hòa hợp răng toàn hàm.

Thăm khám và tư vấn sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng và mức độ mòn mặt nhai, đánh giá mức độ tổn thương men răng, mức độ tấn công ngà răng, tư vấn các loại răng sứ cũng như chi phí để bạn lựa chọn, đồng thời chọn màu mão sứ phù hợp với răng thật của bạn.

Vệ sinh răng miệng và lấy cao răng, thao tác này loại bỏ hết vi khuẩn và mảng bám trên ngà răng, phòng tránh trường hợp tái nhiễm khuẩn trên bề mặt ngà răng, giúp cho bọc răng mòn men đạt hiệu quả tốt nhất, sát khít nhất, hoàn toàn vô trùng.

Mài răng phải chuẩn mực để mão sứ có thể ôm khít, vừa với kích cỡ răng thật của bạn. Bác sĩ chỉ mài răng rất ít, chỉ từ 0,1 – 0,2 milimet, không làm tổn thương răng, không làm đau nhức răng. Đồng thời nếu răng bị tổn thương, viêm tủy sẽ được điều trị tủy.

Bọc răng sứ là thao tác cuối cùng, mão sứ được chụp lên răng bị mòn mặt nhai với sự chuyên nghiệp lành nghề của bác sĩ. Thao tác này thực hiện đặc biệt cẩn trọng để trùng khớp vị trí, không tạo ra khe hở cho vi khuẩn tấn công. Răng sứ sẽ hoàn thành nhiệm vụ phục hình thẩm mỹ cho răng, vừa bảo vệ ngăn chặn axit và răng thật của bạn.

Thực phẩm siêu tốt cho răng của trẻ

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp phòng chống sâu răng. Ngược lại, khi bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, axit trong khoang miệng sẽ bào mòn lớp men răng, làm cho răng nhạy cảm hơn và dễ bị sâu. Triệu chứng của sâu răng là đau răng, đau khi ăn hoặc uống, nhạy cảm đối với thức ăn nóng và lạnh, sự xuất hiện những vết ố trên răng..Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp trẻ có thể ăn thoải mái mà không lo hỏng răng, thậm chí chúng còn bảo vệ răng của trẻ luôn khỏe mạnh.



1. Sữa và sữa chua



Sữa chua là thực phẩm hàng đầu được khuyến cáo nên cho trẻ ăn hàng ngày. Chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp lợi khuẩn, bảo vệ răng khỏi sâu. Ngoài ra, sữa cũng được coi là nguồn canxi dồi dào giúp răng chắc khỏe. Mẹ hãy bổ sung 1 hộp sữa chua/ngày kết hợp cùng 200ml sữa tươi/ngày cho trẻ.

>>Nha khoa nào tốt tại quận 8

2. Trái cây

Các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên, giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi, kiwi, táo, dâu tây thực sự rất tốt cho răng của trẻ như chống viêm lợi, chảy máu chân răng hoặc bệnh nha chu. Sẽ thuật tuyệt vời nếu sau bữa ăn, trẻ vừa được nhâm nhi trái cây vừa được bảo vệ hàm răng của mình.

3. Các loại rau chứa vitamin A

Đó là bí ngô, cà rốt, bông cải, khoai lang, chúng rất giàu vitamin A giúp quá trình hình thành men răng ở trẻ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ thưởng thức các loại rau giòn giúp cọ sạch những mảng bám ở chân răng.

4. Nước lọc/ trà xanh

Hai thức uống tuyệt vời này chắc chắn không thể bỏ qua nếu trẻ muốn có hàm răng chắc khỏe. Nước vừa làm sạch răng lại giúp nước bọt chuyển hóa khoáng chất hỗ trợ răng khỏe mạnh. Riêng trà thì có tác dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi răng miệng vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn, bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự tấn công của sâu răng.

5. Hành tây & cần tây

Hai gia vị hoàn hảo này thực sự rất tốt cho răng của trẻ. Cả hai đều có khả năng chống lại vi khuẩn gây sâu răng cực mạnh. Đặc biệt, cần tây giống như những loại rau giòn khác, chúng mát xa, cọ sát răng giúp răng loại bỏ những mảng bám. Sẽ thật tuyệt vời nếu mẹ sử dụng hành tây hoặc cần tây cho món thịt bò. Bé không chỉ được thưởng thức món ngon mà còn được bảo vệ răng miệng nữa.

6. Các loại thịt, trứng

Muốn răng tốt thì mẹ không thể bỏ qua chất phốt pho có trong thịt, trứng. Đây là chất giúp cho cơ thể hấp thụ được canxi tốt nhất để xây dựng hệ xương nói chung và răng nói riêng. Mẹ có thể lựa chọn thịt bò, gà, gà tây cho thực đơn hàng ngày của trẻ.

7. Hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc giòn tan không chỉ cọ xát, massage răng mà còn tái tạo men răng, giúp răng luôn chắc khỏe. Mẹ có thể kết hợp bánh mì với hạt ngũ cốc, giúp trẻ có bữa sáng thật hoàn hảo.

8. Phô mai

Đồ ăn vặt được “mệnh danh” là đối thủ hàng đầu của sâu răng chính là phô mai. Phô mai rất ít chất bột đường lại giàu canxi, phốt phát nên nó có khả năng tái tạo men răng tuyệt vời. Đồng thời, phô mai còn cân bằng độ PH trong miệng, giúp miệng tiết nhiều nước bọt để tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ răng miệng luôn sạch và khỏe.

Trẻ bị sâu răng hàm làm sao để hết nhức?

Có dấu hiệu đau răng kéo dài, mức độ đau gia tăng, răng ê buốt khi ăn nhai thì rất có nguy cơ con của chị đã bị viêm tủy. Đây là một giai đoạn nặng của sâu răng, có thể dẫn đến mất răng nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Do đó, tốt nhất chị nên đưa cháu đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nhé. Tại đây, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm ngăn chăn bệnh lý phát triển nghiêm trọng hơn, giúp cháu giảm đau hiệu quả.

Nếu trẻ bị sâu răng hàm không được chữa trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và phá hủy toàn bộ lớp vỏ ngoài của răng, nhiễm vào tủy răng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: răng bị đau nhức kéo dài, viêm lợi, áp xe chân răng, nhiễm trùng răng và thậm chí là mất răng.
Sâu răng hàm là một loại bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường gặp xảy ra ở những trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 8. Đây là căn bệnh làm phá hoại cấu trúc của răng, gây răng những tổn thương trên bề mặt răng. Dấu hiệu để nhận biết là những lỗ nhỏ li ti có màu trắng hoặc nâu đen trên mặt nhai của răng và quanh thân răng.

Thời gian đầu khi trẻ bị sâu răng hàm thì hầu như chiếc răng không có biểu hiện gì bất thường, hoặc có thì răng cũng chỉ bắt đầu hơi đổi màu mà thôi. Sau khoảng 1 – 2 năm, răng bị nhiễm bệnh bắt đầu biến đổi thành màu nâu hoặc đen. Lúc này, lỗ sâu đã xuất hiện, trẻ thường cảm thấy đau nhức – ê buốt – khó chịu khi ăn nhai vì bị thức ăn mắc kẹt vào.



Bạn nên đưa trẻ đi đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nếu phát hiện trẻ bị sâu răng hàm.

Ngoài ra, chị có thể sử dụng các mẹo nhỏ dưới đây để giúp giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu khi trẻ bị sâu răng hàm.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Chị hãy pha một ít muối biển với nước ấm. Sau đó, cho cháu ngậm trong vòng 3 – 5 phút để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần có tính sát trùng trong muối sẽ giúp trẻ giảm nhanh những cơn đau nhức, viêm nhiễm từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Sử dụng hỗn hợp tỏi và húng quế: Chị có thể dùng vài nhánh tỏi và giã nát cùng với vài lá húng quế. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên chiếc răng sâu của trẻ, hoặc có thể vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ sâu để giúp giảm cơn đau.

Lá hẹ: Chị giã nhuyễn một ít lá hẹ, rồi lấy đắp vào chiếc răng bị sâu. Cách này có thể giúp giảm đau nhanh, kháng viêm và giảm sưng lợi của trẻ rất tốt.

Lá hẹ giã nhuyễn và đắp vào vùng răng bị sâu sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh chóng.

Trẻ bị sâu răng hàm là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến vấn đề này. Chính vì thế, Nha khoa KIM khuyến cao các bạn nên chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng của con trẻ, nhằm giúp trẻ có thể phát hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Niềng răng có nên không?

Niềng răng ra đời đã từ rất lâu, qua nhiều năm phát triển, ngày càng nhiều phương pháp niềng răng hiện đại ra đời cải thiện được những nhược điểm của những cách trước đó. Niềng răng sử dụng lực kéo các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây thun, khay niềng răng… để tác động vào răng giúp răng di chuyển.


>>Nha khoa quận 11
>>Nha khoa quận 6

1. Có nên niềng răng không, những lợi ích của niềng răng đem lại


Niềng răng ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi đây là giải pháp an toàn, không xâm lấn đến răng thật. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có ý kiến cho rằng niềng răng mất thời gian hỗ trợ điều trị, hơn thế nữa còn gây đau nhức và làm suy giảm chức năng ăn nhai. Vậy có nên niềng răng không và thực hư ra sao. Một vài thông tin sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.

Nhưng có nên niềng răng không khi răng mọc sai vị trí, sai lệch khớp cắn ? Rõ ràng chẳng có giải pháp nào thay thế được niềng răng, đây cách hiệu quả mang lại nhiều lợi ích mà ta có thể kể đến như sau:

>>Nha khoa quận 12

✻ Đưa răng về vị trí mong muốn, giúp răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn.

✻ Cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.

✻ Cải thiện chức năng phát âm.

✻ Giảm nguy cơ thức ăn bám dính vào răng, dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn từ đó hạn chế khả năng mắc các bệnh lý răng miệng.

✻ Mang lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo, giúp bạn tự tin hơn.

Vậy tại sao bạn lại băn khoăn có nên niềng răng không cơ chứ? Bạn nghĩ niềng răng không tốt ở điểm nào?

✦ Niềng răng mất nhiều thời gian hỗ trợ điều trị lại tốn kém chi phí?

✦ Niềng răng phải đeo mắc cài mất thẩm mỹ?

✦ Niềng răng tác động lực khiến bạn đau nhức trong quá trình hỗ trợ điều trị?

✦ Niềng răng làm suy giảm chức năng ăn nhai, khiến xương hàm bị yếu đi?

✦ Niềng răng xảy ra sự cố bong tuột mắc cài làm tổn thương nướu và các mô mềm?

Đó chỉ là những vấn đề tiêu cực, khi mà bạn chưa tìm ra được địa chỉ nha khoa uy tín cùng bác sĩ và phương pháp niềng răng phù hợp mà thôi.
2. Lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng

Việc bạn tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sỹ trong thời gian chỉnh nha có thể nâng cao hiệu quả cuối cùng của ca hỗ trợ điều trị. Đây là phương pháp đặc biệt hơn tất cả các phương pháp hỗ trợ điều trị nha khoa khác, trong đó sự phối hợp của bác sỹ và bệnh nhân vô cùng quan trọng.

Cấu tạo của mắc cài rất dễ dắt thức ăn, nên sau ăn cần đánh răng thật kỹ, dùng các dụng cụ chải răng chuyên dụng để làm sạch kẽ, dùng chỉ nha khoa và không được quên nước súc miệng.

Ngoài ra, tránh ăn thức ăn quá cứng và nhai mạnh vừa có thể làm bong mắc cài vừa làm sai lệch sự di chuyển của răng. Ngoài ra, bạn cũng phải tránh ăn uống nhiều thực phẩm dễ gây đổi màu răng để hạn chế tình trạng răng bị xỉn màu sau khi niềng răng.

Trên đây là những chú ý quan trọng mà bạn nên biết khi niềng răng. Bạn nên đến gặp trực tiếp nha sĩ để nhận được những lời khuyên và tư vấn cụ thể. Những vấn đề nêu trên luôn luôn được các bác sỹ chỉnh nha tại Nha khoa đặc biệt coi trọng. Đó là một trong những bí quyết để tất cả những ca niềng răng tại nha khoa đều đạt được kết quả mỹ mãn.
3. Nha khoa là địa chỉ niềng răng uy tín dành cho bạn

Những băn khoăn có nên niềng răng hay không của bạn sẽ được giải tỏa hết khi lựa chọn niềng răng tại Nha khoa . Từng vấn đề một sẽ được các bác sĩ gỡ bỏ vướng mắc.

Có nên niềng răng không khi phương pháp này mất nhiều thời gian? Tại sao không thực hiện bọc răng sứ vừa nhanh lại vừa tiết kiệm nhỉ? Đâu phải khi nào bạn cũng có thể được chỉ định hỗ trợ điều trị bằng phương pháp trên?

Với bọc răng sứ thì chỉ nên áp dụng trường hợp có ít răng mọc lệch, nhưng nếu cả hàm răng mà có nhiều răng mọc lệch bạn cứ thử nhân lên xem. Chi phí tốn gấp vài lần mà bọc răng sứ còn phải mài cùi răng, trong khi đó niềng răng chẳng hề xâm lấn đến răng thật của bạn.

Còn một số vấn đề như bong tuột mắc cài, tổn thương xương hàm, gây đau nhức? Đó chỉ là khi kỹ thuật niềng răng kém, tay nghề bác sĩ không tốt mà thôi.

Lựa chọn Nha khoa , bạn sẽ có những trải nghiệm mới với công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL theo tiêu chuẩn Pháp hiện đại, khắc phục được những lo lắng có nên niềng răng không của bạn:

♦ Hỗ trợ rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị lên đến khoảng 6 tháng.

♦ Lực tác động ổn định, có khoảng ngừng nghỉ, không gây đau nhức và tổn thương xương hàm.

♦ Mắc cài chắc chắn không bị bong tuột, không tạo lực ma sát khiến nướu và các mô mềm bị tổn 
thương.

Có nên niềng răng không khi mà mắc cài làm mất thẩm mỹ? Sẽ chẳng là vấn đề khi bạn lựa chọn niềng răng không mắc cài bằng khay trong suốt eCligner tại Nha khoa . Người đối diện sẽ không thể phát hiện được bạn đang đeo niềng răng đâu nhé. Thêm vào đó, khay có thể tháo lắp ra dễ dàng, giúp bạn không gặp khó khăn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Thực hiện niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt tại Sài Gòn?

Để tìm được một địa chỉ nha khoa niềng răng cho trẻ em ở Sài Gòn uy tín bạn cần tìm hiểu kỹ càng về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị cơ sở vật chất, dịch vụ, giá cả như thế nào. Bạn có thể dựa vào một số tiêu chí dưới đây để tìm kiếm địa chỉ niềng răng tốt nhất cho trẻ.

– Bác sĩ thực hiện niềng răng
Điều mà bạn phải quan tâm đầu tiên đó là trình độ tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Trong niềng răng cho trẻ, tay nghề bác sĩ thực hiện là yếu tố quyết định chủ yếu đến kết quả cuối cùng. Để làm được điều đó, bác sĩ phải có tay nghề cao, trình độ chuyên môn vững vàng và dày dạn kinh nghiệm.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại

Để xác định địa chỉ niềng răng cho trẻ em ở Sài Gòn uy tín, bạn còn cần tìm hiểu xem tại đó, trang thiết bị, cơ sở vật chất có đảm bảo tối tân và đủ an toàn để thực hiện không? Một địa chỉ nha khoa đủ điều kiện thực hiện niềng răng phải được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, được vô trùng tuyệt đối, tránh tình trạng lấy nhiễm chéo trong quá trình điều trị.



– Dịch vụ tư vấn, phục vụ tận tình chu đáo
Bên cạnh đó, thái độ của đội ngũ phụ tá, nhân viên dịch vụ cũng là điều đáng để quan tâm. Mặc dù đây không phải là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề có nên niềng răng cho trẻ, nhưng cũng sẽ phản ánh được mức độ chuyên nghiệp của địa chỉ nha khoa đó.
Nha khoa KIM – địa chỉ nha khoa uy tín

Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa, Nha khoa KIM đã trở thành địa chỉ uy tín, điểm đến tin cậy cho hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài nước, bởi khả năng thực hiện thành công những giải pháp nha khoa hiện đại, mang lại cho người bệnh kết quả điều trị cao nhất.



Mỗi năm, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm của bệnh viện vẫn không ngừng thực hiện những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với những bệnh viện của các nước có nền y học hiện đại, không ngừng cập nhật các giải pháp mới nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, sự chuyển giao công nghệ cũng không ngừng được thực hiện, nhằm mục đích có thể sở hữu những máy móc tối tân, hiện đại nhất, luôn sẵn sàng hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình điều trị.

Không dừng lại ở đó, khi điều trị tại Nha khoa KIM, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng, bởi đội ngũ nhân viên tại đây luôn sẵn sàng phục vụ, tư vấn một cách tận tâm, nhiệt tình nhất.

Tại Bệnh viện Nha khoa KIM, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tình hình răng miệng của bệnh nhân và từ đó đưa ra hướng điều trị cụ thể nhất cho bệnh nhân.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp, hi vọng bạn đã không còn cảm thấy lo lắng bởi vấn đề niềng răng cho trẻ em ở Sài Gòn nữa. Bên cạnh đó, để được tư vấn thêm đối với trường hợp của trẻ, bạn cũng có thể trực tiếp liên hệ Nha khoa KIM.

www.google.rw/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/

Trồng răng implant bao lâu thì bình phục?

Chào bác sĩ !.
Em bị mất 1 răng hàm và đang định trồng lại răng sứ. Mà em đang băn khoăn việc trồng răng implant không biết có thể hoàn tất trong khoảng thời gian bao lâu. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em, liệu trồng răng implant bao lâu thì bình phục ? Chân thành cảm ơn bác sĩ !



Trả lời

Xin chào !. Rất cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc về bộ phận tư vấn của trung tâm nha khoa chúng tôi. Vấn đề bạn đang băn khoăn ” trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?” sẽ được chính chuyên gian implant của nha khoa chúng tôi trả lời như sau :
Trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?

Trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thời gian chênh lệch giữa các case không nhiều.

Yếu tố quan trọng là chi phối trồng răng implant mất bao lâu là tình trạng răng miệng và xương hàm của bệnh nhân. Để đặt trụ implant vào xương hàm một cách thuận lợi thì cần có đủ các yếu tố như nền xương hàm khỏe, nướu khỏe mạnh, sức khỏe toàn thân tốt và không viêm nhiễm hoặc không mắc các bệnh răng miệng khác. Với những trường hợp mật độ xương hàm tốt thì thời gian trồng răng implant sẽ nhanh hơn những case tiêu xương, tụt lợi…Để biết thời gian trồng răng implant mất bao lâu với trường hợp của từng bệnh nhân Bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim x-quang CT để kiểm tra và nhận định sơ bộ.

Thời gian cấy trụ implant rất nhanh chóng chỉ mất khoảng 20 phút bằng thời gian bạn nhổ 1 chiếc răng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu, sau đó phải mất từ 3-6 tháng sau để xương hàm và trụ implant tích hợp với nhau lúc đó mới có thể hoàn tất quá trình bọc mão hoặc cầu răng sứ lên trên. Thời gian lành thương và tích hợp xương hàm ở mỗi cơ địa nhanh hay chậm khác nhau và thường dao động từ 3- 6 tháng.



Yếu tố thứ 2 quyết định sự thành công cũng như thời gian nhanh chậm là tay nghề Bác sĩ cấy ghép. Một bác sĩ giỏi, am hiểu rộng về phương pháp cấy ghép implant cũng như sử dụng thành thạo phần mềm scan 3D CT sẽ là một lợi thế. Dựa vào hình ảnh CT 3D, thăm khám trực tiếp cộng kinh nghiệm rộng sẽ đưa ra một kế hoạch và phát đồ điều trị chính xác giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Để hoàn tất quá trình cấy ghép implant thì bạn phải đến nha khoa ít nhất 4 lần. Lần đầu tiên sẽ khám, tư vấn và chụp x-quang CT, lần thứ hai sẽ cấy ghép implant sau khi 2 bên đồng ý thỏa thuận. Sau 1 tuần đến 10 ngày bạn sẽ đến tái khám kiểm tra và cắt chỉ đây được coi là lần hẹn thứ 3. Lần thứ 4 sẽ là gắn răng sứ, sau khi xương hàm và implant đã tích hợp. 

Trong thời gian lành thương bác sĩ sẽ gắn răng tạm trên implant để giúp bạn ăn nhai cũng như duy trì vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên với mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng của mỗi người.


Với những thông tin trên và cho tới tháng 6 bạn mới xuất cảnh thì tính còn khoảng 2 tháng nữa, trong khoảng thời gian này bạn có thể áp dụng kỹ thuật cấy ghép implant để trồng răng sứ nhé. Chúng tôi khuyên bạn ngay bây giờ bạn hãy đi cấy răng để vết thương lành hẳn trước khi xuất cảnh nhé. Chúc bạn chuyến công tác nhiều thành công.

Cách khắc phục răng ố vàng.

Dù do bất cứ nguyên nhân nào khiến răng bạn bị ố vàng thì với khoa học hiện đại điều đó không còn là vấn đề nữa, vì thế bạn cũng không cần quá lo lắng. Cách khắc phục răng ố vàng sẽ giúp bạn có hàm răng thẩm mỹ và nụ cười tự tin rạng rỡ.

Nha khoa uy tín trên đường 3-2

Hiện nay cũng có rất nhiều cách khắc phục tình trạng răng ố vàng cũng như phương pháp tẩy trắng răng bằng dịch vụ nha khoa, làm răng trắng sáng hơn




Thói quen ăn uống khi thường xuyên sử dụng các thực phẩm và thức uống có màu như trà, café, rượu vang, hút thuốc lá… cũng là nguyên nhân răng bị ố vàng, không còn bóng sáng nữa. Nguyên nhân răng bị vàng có thể là do vàng tự nhiên được di truyền từ khi sinh ra. Và cách khắc phục răng ố vàng là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.


Một số Cách khắc phục răng ố vàng như sau:

– Tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dây và buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau mỗi bữa ăn.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm có màu, khi bạn sử dụng các thực phẩm dễ làm răng bị đổi màu như trà, cà phê và các loại thực phẩm khác thì bạn nên súc miệng lại để hạn chế sự bám màu trên răng, loại bỏ nguyên nhân răng bị ố vàng một cách hiệu quả.

– Thay vì dùng tăm để làm sạch thức ăn giắt lại ở kẽ răng thì nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.

– Dùng nước súc miệng và kem đánh răng có tác dụng làm trắng răng, cũng là cách hạn chế nguyên nhân gây vàng răng.

– Nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch các mảng bám cứng đầu trên răng. Cho răng sạch và sáng bóng hơn.

Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ phòng ngừa, và khắc phục tạm thời được những nguyên nhân răng bị ố vàng tự nhiên ở mức độ nhẹ, còn với những trường hợp răng bị ố vàng bẩm sinh hoặc răng bị nhiễm màu kháng sinh, cách khắc phục vẫn là phương pháp tẩy trắng răng Laser Whitening.

Tại Nha khoa, Laser Whitening hiện đang được ứng dụng với phương thức kích hoạt phân tử làm trắng đồng thời bổ sung fluor dưới tác động thâm nhập sâu của bước sóng laser đem lại kết quả vượt trội gấp nhiều lần, duy trì thời gian trắng sáng lên đến 3 – 5 năm hoặc lâu hơn nữa.

http://chamsocrangtreem.vn

Điều trị vấn đề về tủy răng sữa cho trẻ em ưu tiên độ an toàn

Trẻ bắt đầu mọc răng từ giai đoạn được 7 - 9 tháng và đến khoảng tháng thứ 30 trẻ sẽ mọc đầy đủ cả hàm răng sữa. Chăm sóc răng cho trẻ trong thời kì này là rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này của bé, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đến giai đoạn này của trẻ. Trẻ em nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về răng miệng.


Khi trẻ vừa 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc. Đó là răng số 6 (răng cối lớn thứ I). Bắt đầu từ lúc này những chiếc răng sữa xinh xắn sẽ tuần tự được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn.)


Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em.
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Giai đoạn răng sữa này nếu phụ huynh đưa trẻ khám định kỳ thường xuyên, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.

– Trám Sealant: Được gọi là trám bít hố rãnh. Những răng hàm cấu trúc mặt nhai thường hố rãnh nhiều. Ngay cả khi trẻ chải răng, súc miệng kỹ nhiều khi cũng không lấy sạch được đồ ăn đọng lại. Để khắc phục, nha sĩ sẽ trám bít những hố rãnh trên mặt nhai. Sealant góp phần giảm sâu răng. rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi (răng số 6).

– Phát hiện và ngăn chặn những thói quen xấu.
– Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng nhiễm trùng, mà còn phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này.

Việc mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng số 6 bị di về phía gần dẫn đến thiếu chỗ cho những răng vĩnh viễn sau này mọc lên, do đó bộ răng vĩnh viễn sau này lệch lạc, chen chúc. Giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

www.google.ro/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/

Răng sữa của bé bị mẻ phải làm sao để chữa trị?

Trước tiên, bạn hãy “kiểm điểm” lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ có bị lệch lạc gì không. Không loại trừ trường hợp bạn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng cơ thể bé lại không hấp thụ được thì cần phải đi khám bác sỹ để xác định xem bé có bị thiếu thành phần khoáng chất nào không.

Trường hợp răng sữa của trẻ bị mẻ xảy ra ở không ít trẻ và điều này bắt nguồn từ nền răng của bé cũng như là do chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày làm ảnh hưởng.

Men răng sữa thường rất yếu, không được cứng chắc như răng vĩnh viễn nên dễ bị vỡ mẻ do va chạm và do chế độ chăm sóc không tốt.

Khi thức ăn bám trên mặt răng của trẻ không được làm sạch, lâu ngày sẽ sinh vi khuẩn làm lên men thành axit. Axit này sẽ phá hủy men răng gây ra sâu răng, mòn dần lớp men bên ngoài. Do đó, răng sữa bị mẻ dần và ngày càng tăng nặng là điều dễ hiểu và hoàn toàn tự nhiên.

Ngoài ra, răng trẻ dễ bị mẻ một phần cung do chế độ dinh dưỡng của bé, thiếu canxi không chỉ khiến cho bé chậm mọc răng mà những chiếc răng đã mọc còn không được bồi đắp thường xuyên nên men răng yếu hơn so với các trẻ khác.

Trường hợp của con bạn cũng có thể có những nguyên nhân tương tự như thế. Muốn khắc phục thì cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ đâu. Nhưng khi răng đã mẻ thì vẫn phải áp dụng kịp thời các chế độ chăm sóc và dinh dương liên quan.

Tiếp đó, phải chú ý ngay đến cách chăm sóc răng miệng hàng ngày của bé đã đảm bảo chưa. Dù là bé đã tự chải răng được hay chưa thì bạn cũng cần phải trực tiếp giúp bé làm sạch răng miệng sau các bữa ăn chính và phụ. Với độ tuổi như của con bạn thì có lẽ mỗi ngày bé sẽ phải ăn khá nhiều bữa và các loại hoa quả khác. Vì thế càng cần phải chú ý đến vấn đề chăm sóc răng cho bé. Không nên chủ quan cho răng đó là răng sữa thì không cần phải quá chăm chút. Nếu răng sữa bị hỏng sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn sau này.

Hãy chú ý đến các sản phẩm kem chải răng có chứa fluor đúng tiêu chuẩn để sử dụng cho bé. Đặc biệt, nên cho bé đi nha sỹ nếu thấy tình trạng răng bé bị mẻ diễn ra nhanh và không có dấu hiệu dừng lại dù bạn đã áp dụng các cách chăm sóc đúng tiêu chuẩn.

Chuyên khoa nha khoa trẻ em cũng thường tiếp nhận không ít ca trẻ em bị mẻ răng có chiều hướng tăng nặng mà nếu chỉ chăm sóc thông thường thì không thể làm bệnh ngừng phát triển được mà phải có sự theo dõi và can thiệp của y khoa. Theo các bác sỹ của trung tâm, không nên chủ quan xem nhẹ việc răng trẻ bị mẻ, dù là răng sữa. Trước hết cứ áp dụng những gợi ý trên và theo dõi chặt chẽ tình trạng răng của bé. Sau một thời gian nếu thấy không tăng nặng thì có thể duy trì tại nhà.

Phương pháp chăm sóc răng cho bé sau nhổ răng

Khi răng của bé bị sâu hay đến thời điểm thay răng sữa theo quy luật nhưng răng chưa gẫy, bạn nên đưa bé đi nhổ răng tại phòng khám nha khoa để răng miệng của bé có sự phát triển tốt nhất. Trẻ con vốn hiếu động, do vậy bạn cần chú ý nhắc nhở bé không mút hay chép miệng, không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh ngăn cản quá trình cầm máu.

Khi nào thì bé phải nhổ răng?
Độ tuổi thay răng sữa được chia thành 5 nhóm như sau:
Hai răng cửa giữa 6 – 7 tuổi
Hai răng cửa bên cạnh 7 – 8 tuổi
Hai răng nanh 9 – 12 tuổi
Hai răng hàm đầu tiên 9 – 11 tuổi
Hai răng hàm thứ 2 10 – 12 tuổi

Trong đó, thời điểm mọc răng thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp sau đó là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng. Răng sữa số 5 rụng cuối cùng lúc khoảng 12 tuổi. Hàm răng vĩnh viễn của người trưởng thành có 32 răng.
Trường hợp nào không nên cho trẻ nhổ răng?

Theo bác sĩ nha khoa thì không nên nhổ răng sữa cho bé trong 5 trường hợp dưới đây:
Bé đang bị viêm lợi cấp, đặc biệt là viêm lợi vincent.
Bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. Ở những bé này chỉ nhổ khi có sự hội chẩn của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch, huyết học, truyền máu, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.

Bé thấp khớp cấp hay bệnh lý về gan thì cần cho bé dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.
Khi bé đang bị bệnh truyền nhiễm (sởi) vì dễ xảy ra biến chứng do nhiễm độc ổ răng.
Khi bé đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt thì cũng không nên nhổ răng.
Chế độ chăm sóc sau khi bé nhổ răng

Bạn nên cho trẻ thư giãn hoàn toàn trong 24h sau khi mổ để giúp nướu mau lành. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm nhiễm dùng trong nhổ răng thường được yêu cầu duy trì từ 5 – 7 ngày. Đưa bé đi tái khám sau 1 tuần để kiểm tra và cắt chỉ là việc làm cần thiết mà bạn nên lưu ý.

Không cho bé ăn kẹo bánh, đồ ăn ngọt, thức ăn cứng để vùng răng mới nhổ không bị tổn thương, tránh chảy máu. Bạn nên cho bé ăn thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp,.. và uống nhiều nước, kết hợp với việc đánh răng rạch sẽ, tránh chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ trong 24h sau khi mổ.

Hiện nay, nhổ răng cho trẻ em tại phòng khám nha khoa rất an toàn với các thiết bị hiện đại. Khi tiến hành nhổ răng cho trẻ em, bác sĩ đều tiến hành thao tác nhẹ nhàng, gây tê để tránh đau cho bé và bảo vệ xương của trẻ.

Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt không giữ gìn răng miệng trẻ em

Hiện nay với sự phát triển của nha khoa thì trẻ bị sâu răng hàm có rất nhiều cách để chữa trị. Nếu con mới chớm bị sâu răng, răng mới có hiện tượng hơi đổi màu ngà và hoặc trắng đục thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc trị sâu răng hoặc tái khoáng men răng để phục hồi. Cách này đơn giản tuy nhiên lại ít được áp dụng bởi hiếm trường hợp phát hiện ra sâu răng ở giai đoạn này

Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt cộng thêm quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sâu răng. Nhất là ở trẻ em, khi men răng, ngà răng còn yếu mà các bé cũng chưa tự ý thức được chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng như thế nào thì sâu răng rất dễ phát triển và tấn công răng, đặc biệt là sâu răng hàm.

Trẻ bị sâu răng hàm là hiện tượng phổ biến, đúng như những gì bạn Linh nghĩ thì nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ biến chứng nặng hơn gây cho bé những cơn đau nhức, rồi bé sẽ hay quấy khóc, biếng ăn… do vậy tìm cách điều trị là điều mà cha mẹ nên làm

Trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì?
Thường khi răng bị sâu đen rồi thì bệnh mới được phát hiện. Lúc này sâu răng đã ở giai đoạn nặng. Tùy vào độ tuổi của bé mà các bác sĩ quyết định hàn trám hay nhổ răng.

Bởi răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng bị mất sớm thì các răng vĩnh viễn ở chỗ khác có xu hướng mọc chen lấn vào, đến khi mọc răng dễ có xu hướng bị lệch lạc, hoặc mọc chồi ra. Trẻ bị sâu răng hàm nếu chưa đến tuổi thay răng thì không nên nhổ bỏ

Đối với răng hàm, độ tuổi thay răng trong khoảng từ 9-12 tuổi, do vậy trường hợp bé nhà bạn Linh thông thường phương pháp hàn trám răng sẽ là cách mà bác sĩ áp dụng.

Việc đầu tiên các bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu răng sau đó hàn trám răng sẽ là cách mà bác sĩ sẽ thực hiện nhằm ngăn chặn các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào

Thực hiện hàn răng tại nha khoa, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với công nghệ trám răng Laser Tech. Với các bác sĩ giỏi, tay nghề cao thì thao tác trám răng chỉ diễn ra rất nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút. Bé sẽ không hề đau đớn gì trong quá trình hàn trám.

Vật liệu trám sử dụng trong Laser Tech đã được Liên đoàn Nha khoa Quốc tế chứng minh an toàn tuyệt đối với cơ thể và hiệu quả cao hơn so với các vật liệu hay sử dụng như composite hay amalgan.

Hàn trám răng Laser Tech hóa cứng vật liệu trám mà không làm thay đổi thể tích nên tránh được hiện tượng khoang rỗng giữa vật trám và răng, bé sẽ không gặp khó khăn khi ăn nhai bởi thức ăn bị giắt vào nữa. Hơn thế, tình trạng ê buốt răng sau khi trám hoàn toàn không xảy ra.

Có thể khôi phục răng sâu cho trẻ đuọc hay không

Khác với bộ phận khác bị tổn thương, răng khi đã sâu không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Biểu hiện khi sâu răng hàm là các rãnh trên mặt nhai trước và sau sẽ xuất hiện màu đen.


Sâu răng là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ, trong đó vấn đề sâu răng hàm ở trẻ em diễn ra khá phổ biến. Sâu răng hàm là sự phá hủy các mô răng thật dưới tác động của vi khuẩn và acid phân hủy, phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

MỘT SỐ YẾU TỐ KHIẾN SÂU RĂNG HÀM Ở TRẺ EM NHƯ:
– Do cách chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng: trẻ thường ăn những thực phẩm nhiều đường như kẹo mà cha mẹ lại thiếu quan tâm đến răng miệng con trẻ khiến răng dễ bị sâu. Đặc biệt răng hàm nằm ở vị trí sâu trong cùng do không biết cách chăm sóc kĩ lưỡng các mảng bám thức ăn sẽ hình thành gây ra sâu răng.

– Do men răng yếu: do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng còn mỏng nên răng trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công.
CÁC NGUY CƠ DO SÂU RĂNG HÀM Ở TRẺ
Vết sâu răng nếu kéo dài sẽ phá hủy mô răng và nếu không được điều trị, kiểm soát sẽ lam rộng xuống phía dưới và kéo theo hàng loạt những biến chứng như: mô răng bị phá hủy và vỡ ra, khiến ngà răng bị sâu, rồi tủy răng cũng bị ảnh hưởng. Nếu tủy răng bị viêm sẽ gây cảm giác đau nhức dữ dội. Tủy răng không được điều trị gây viêm chóp răng sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng.

ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG HÀM Ở TRẺ EM
Phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của sâu răng mà có cách điều trị thích hợp. Nhưng tốt phụ huynh nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để được tư vấn và có cách chăm sóc hợp lí.

Nếu mới chớm sâu bạn có thể trám lỗ sâu răng cho trẻ, ngăn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Với trường hợp vết sâu răng đã nặng cha mẹ nên cân nhắc nhổ bỏ răng hàm sâu. Tuy nhiên việc nhổ răng hàm có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sau này của trẻ. Răng hàm mọc mất sớm khiến răng hiệu quả lâu dài mọc lên có thể chèn vào vị trí các răng khác ảnh hưởng đến chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.

Lưu ý sau khi chữa sâu răng hàm cho trẻ cha mẹ nên có cách chăm sóc đúng và cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi về răng ở trẻ.

Trung tâm nha khoa ứng dụng chụp phim 2D, 3D bằng máy Dentri công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Cùng phần mềm quản lí cao cấp mọi vấn đề điều trị trước, trong và sau của khách hàng đều được chúng tôi theo dõi sát sao và đưa ra phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất cho trẻ. Bác sĩ có tay nghề giỏi, được đào tạo chuyên sâu về nha khoa giúp xử lí chính xác những trường hợp phức tạp trong quá trình chữa trị. Cam kết mang đến cho bạn nụ cười đẹp cùng hàm răng khỏe mạnh.

Chảy máu chân răng trẻ do thiếu hụt vitamin C

Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.

So với người lớn thì hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em ít gặp hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể coi thường. Việc điều trị trẻ em bị chảy máu chân răng không đơn giản là làm sạch cao răng mà còn cần phối hợp với các phương pháp khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.

Nướu răng cùng với hệ thống dây chằng nha chu có nhiệm vụ bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, giúp cho răng tránh được những tổn thương hay bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì nó không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa.

1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng chủ yếu là do viêm nướu mà cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu chân răng nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.

2. Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?
Chảy máu chân răng có liên quan đến bệnh viêm nướu, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không thể coi thường.

Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Trong một số trường hợp khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng thì nha sỹ sẽ làm sạch cao răng. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé và lưu ý vệ sinh răng miệng của bé cho thật tốt, không cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Trên đây là một số biện pháp điều trị chảy máu chân răng ở trẻ em, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần có những thông tin chính xác về bệnh lý này và đưa trẻ đi thăm khám nha sỹ định kỳ.

Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng. Một phần nguyên do khiến cho sức đề kháng của răng kém cũng có thể từ việc thiếu hụt vitamin C, làm cho tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Được tạo bởi Blogger.